Lịch sử Nhóm nhạc nam

Thập niên 1990: Boyz II Men, Take That, Backstreet Boys, NSYNC và Westlife

Thập niên 2000: Backstreet Boys, NSYNC, Westlife, Jonas Brothers, F4 và Phi Luân Hải

Jonas Brothers được coi là một nhóm nhạc nam

Tiếp nối thành công của Backstreet BoysNSYNC, các nhóm nhạc Âu-Mỹ như 98 Degrees, Westlife, O-Town, A1, BlueBusted đã nhanh chóng đạt được sự nổi tiếng cả ở trong nước và quốc tế.

Kể từ năm 2001, sự thống trị của các nhóm nhạc nam truyền thống trên các bảng xếp hạng đại chúng bắt đầu biến mất ở phía Tây Bán cầu, mặc dù biên tập Gil Kaufman của kênh MTV có kể ra những "nhóm nhạc nam thế hệ mới" có xu hướng giống với các ban nhạc My Chemical Romance, Sum 41Simple Plan hơn.[2]

Cũng trong năm 2001, nhóm nhạc nam F4 (đổi tên thành JVKV từ năm 2007)[3] của Đài Loan đã bùng nổ mạnh mẽ từ sau thành công của bộ phim truyền hình Vườn sao băng. Tiếng tăm của họ phủ sóng khắp châu Á. Cùng với thành công này, nhiều nhóm nhạc nam khác của Đài Loan đã nổi lên ở thời điểm đó, ví dụ như 183 Club, 5566 và đặc biệt là Phi Luân Hải. Tại Hàn Quốc, nhóm nhạc Shinhwa cũng góp phần lan tỏa làn sóng Hallyu ra khắp châu Á bao gồm: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Hồng KôngTrung Quốc. Cũng trong năm 2001, một nhóm nhạc pop và dance mới gồm toàn thành viên nam đến từ Nhật Bản có tên gọi Exile đã ra mắt dưới trướng công ty thu âm Rhythm Zone trực thuộc Tập đoàn Avex với 14 thành viên, ngang ngửa với Super Junior - một nhóm nhạc nam Hàn Quốc - với số lượng 13 thành viên vào thời kỳ đỉnh cao.

Nhóm nhạc nam Arashi của Nhật Bản đã bán được hơn 30 triệu bản từ các đĩa hát của mình kể từ lần phát hành đầu tiên năm 1999.[4] Nhóm sở hữu cho mình đĩa đơn bán chạy nhất tại Nhật Bản trong các năm 2008[5] và 2009.[6] Năm 2003, nhóm SMAP phát hành đĩa đơn "Sekai ni Hitotsu Dake no Hana", sau đó trở thành đĩa đơn luôn bán chạy ở hàng thứ ba tại Nhật Bản, với hơn 3 triệu bản được bán ra.[7]

Tại khu vực Bắc Mỹ, nhóm nhạc Jonas Brothers trở nên nổi tiếng từ việc quảng bá trên sóng kênh truyền hình Disney Channel vào năm 2008. Những nhóm nhạc nam khác như JLSMindless Behavior cũng bắt đầu nổi lên và có được thành công đáng kể trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, ngoài mấy nhóm này ra thì thể loại nhóm nhạc nam đã không có được sự bùng nổ về mặt thương mại giống như thời kỳ từ giữa đến cuối những năm 90 ở Bắc Mỹ.

Giai đoạn giữa thập niên 2000, đặc biệt là tại Anh Quốc và phần còn lại của châu Âu, đã chứng kiến sự hoạt động bền bỉ liên tục của các nhóm nhạc nam thập kỷ 90 ví dụ như Backstreet BoysWestlife (trước khi tan rã vào năm 2012), cũng như sự trở lại thành công của Take That năm 2005, Boyzone năm 2007 và New Kids on the Block năm 2008. Một vài mục báo có đề cập đến các nhóm nhạc này, nhất là những nhóm có sự điều chỉnh đội hình sau một khoảng thời gian tách nhóm, bao gồm: Take That, Boyzone và 98 Degrees khi đã trở thành những "nhóm nhạc đàn ông" (man band).[8]

Thập niên 2010: One Direction và sự nổi lên của K-pop

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhóm nhạc nam http://www.abc.net.au/news/2015-03-26/the-rise-of-... http://www.chinadaily.com.cn/lifestyle/2007-04/29/... http://top40.about.com/od/top10lists/tp/boyband10.... http://www.billboard.com/articles/list/502728/10-b... http://www.boybandsradio.com http://articles.chicagotribune.com/2012-01-26/ente... http://www.digitalspy.com/tv/the-x-factor/feature/... http://fivethirtyeight.com/datalab/boy-bands-more-... http://www.latimes.com/entertainment/gossip/la-et-... http://www.latimes.com/entertainment/tv/showtracke...